QUẢN TRỊ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẰNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG
Trang xxxvii |  PDF (Size KB)
PGS. TS Nghiêm Văn Lợi, ThS Trần Minh Tâm

 

QUẢN TRỊ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẰNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG
 
PGS. TS Nghiêm Văn Lợi1, ThS Trần Minh Tâm2
1Trường Đại học Thủy lợi, 2Trường Đại học Thủ Dầu Một
 

LỜI MỞ ĐẦU

 
Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) là công cụ đánh giá hiệu quả quản trị chiến lược đang được nhiều doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng. Trong xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh mạnh mẽ, giáo dục đại học nước ta đang đứng trước yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn lực có hạn để nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH. Để quản trị trường đại học có hiệu quả, các trường đại học cần áp dụng mô hình quản trị như các doanh nghiệp đã và đang thực hiện. Bài viết dưới đây giới thiệu và đề xuất sử dụng bảng điểm cân bằng phục vụ quản trị và đánh giá hiệu quả hoạt động của trường đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế.
 
Đánh giá kết quả hoạt động là một trong 3 chức năng quan trọng của quản trị (lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá). Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của mỗi tổ chức. Một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả phù hợp phải động viên được mọi cá nhân và tập thể trong tổ chức nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung và dẫn dắt tổ chức đến thành công. Ngược lại, một hệ thống đánh giá kết quả hoạt động không phù hợp không chỉ làm mất đi động lực phấn đấu mà còn ngăn cản sự thành công của tổ chức.
 

Xem thêm…