11. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC HÚT DÍNH ĐẾN HỆ SỐ ỔN ĐỊNH MÁI ĐÊ TẢ ĐUỐNG HÀ NỘI
Trang 32 |  PDF (Size KB)
Nguyễn Công Thắng

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC HÚT DÍNH ĐẾN HỆ SỐ

ỔN ĐỊNH MÁI ĐÊ TẢ ĐUỐNG HÀ NỘI

Nguyễn Công Thắng

Trường Đại học Thủy lợi, email: thangnc@tlu.edu.vn

1. GIỚI THIỆU CHUNG

 

Tuyến đê tả Đuống trên địa bàn Hà Nội có điểm đầu tại cửa Đuống, K0+000, đi qua địa bàn 02 huyện: Đông Anh và Gia Lâm đến điểm cuối tại K22+459 tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh. Trên đoạn đê có các trọng điểm trong công tác phòng chống lụt bão như: Khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu (K0÷K2+000); Khu vực đê kè Thanh Am - Tình Quang (K8+212÷K9+200); Khu vực sự cố tại Trung Mầu (K22-K22+210). Báo cáo của Chi cục đê điu Hà Nội v diễn biến của đoạn đê từ K0÷K2 cho thấy: ngày 21/11/2006 xảy ra sự cố nứt, trượt mái đê, mái kè dài khoảng 115m tương ứng từ K1+650÷K1+765; đỉnh cung nứt, trượt (+11,70m); toàn bộ mái đê, mái kè đã bị sụt, trượt xuống, có vị trí chênh cao đến 2,64m; Ảnh hưởng do mưa úng lịch sử cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008, xảy ra sự cố nứt, trượt mái kè tại K1+320; Ngày 28/11/2012, đã xảy ra sự cố sạt lở lớn, nghiêm trọng tại K1÷K1+036; Ngày 24/6/2013 xảy ra sự cố lún sụt nghiêm trọng tại K1+250: mái kè bị lún sụt và đẩy xuống phía chân kè, hệ thống khung BTCT đứt gãy hoàn toàn. Sau lũ 2013 tại khu vực K1+055÷K1+080 xuất hiện sự cố trượt mái đê phía sông, đỉnh cung trượt (+11,55m); mái đê, đã bị sụt, trượt xuống, có vị trí chênh cao đến 0,70m.

 

 

Xem thêm...