Từ xa xưa con người đã xây dựng nên các con đê chắn sóng để bảo vệ các khu cảng, tàu thuyền trong cảng, môi trường sống và các bãi biển khỏi các tác động của sóng và dòng chảy. Trong nhiều loại đê hắn sóng đã tồn tại, một trong những loại cơ bản nhất đó là dạng đá đổ mái nghiêng, một kết cấu được thành tạo từ các viên đá gồm có lớp lõi bằng các vật liệu mịn được bảo vệ bằng một lớp các khối phủ bê tông. Các khối phủ này chủ yếu không có cốt thép và luôn đa dạng về kích cỡ và dạng hình học. Điều này chủ yếu là do sự quan tâm và nhu cầu đạt được các tính chất về mặt kỹ thuật tối ưu và một hình dạng hiệu quả, qua đó giảm được các chi phí sản xuất.
Vào năm 1949, P. Danel tại phòng thí nghiệm thủy lực Dauphinois (sau này là SOGREAH) đã thiết kế cấu kiện Tetrapod. Sự ra đời của khối phủ này đã thay thế cho dạng khối phủ truyền thống như đá và khối lập phương đã đánh dấu một bước ngoặt khởi đầu cho sự nghiên cứu và phát triển các dạng cấu kiện tiêu sóng mới ở nhiều nước trên thế giới. Người Hà Lan sau đó đã phát triển một cấu kiện tương tự là Akmon với hệ số ổn định gần bằng Tetrapod