12/5/2014 11:07:00 AM
Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Nguyễn Thị Nga

 

 

Trường Đại học Thủy lợi. Email: nguyenthinga@wru.edu.vn

 

 


1. GIỚI THIỆU CHUNG

 

 

Trên cơ sở quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh, tác giả đã phân tích, vận dụng phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh trong quá trình giảng dạy các môn Lý luận Chính trị ở trường Đại học Thủy Lợi hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn học.

 

 

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

 

Bài viết sử dụng các phương pháp chủ yếu  sau: Thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp

 

 

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

 

Tư tưởng về giáo dục là một nội dung rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục đích giáo dục của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp trong việc dạy tri thức, nâng cao trình độ học vấn, mà quan trọng hơn là nhằm đào tạo những con người Việt Nam phát triển toàn diện về nhân cách, vừa hồng vừa chuyên, đủ đức đủ tài. Hệ thống các phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị đối với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở  Đại Học của nước ta nói chung và đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị tại trường Đại Học Thuỷ Lợi nói riêng.

 

 

Thứ nhất: Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - nguyên tắc định hướng trong giáo dục.

 

 

Hồ Chí Minh khẳng định: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn thành lý luận suông" [1]. Trong công tác nghiên cứu giáo dục nói chung và nghiên cứu giáo dục lý luận chính trị nói riêng, có thể nói, khai thác thông tin cập nhật trong bài giảng có một vai trò quan trọng làm cho bài giảng sinh động, nội dung bài giảng mang tính thực tiễn ngày càng cao, tăng sự hứng  thú của sinh viên với môn học. Nguồn thông tin tư liệu để chúng ta khai thác là rất nhiều ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để bài giảng luôn có tính thời sự, cập nhật, tạo hứng thú học tập cho sinh viên, đòi hỏi một sự lao động sáng tạo nghiêm túc, lòng nhiệt tình, yêu nghề của những nhà giáo dục.

 

 

Thứ hai: Sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục.

 

 

Theo Hồ Chí Minh, phương pháp giáo dục được chọn lựa, sử dụng phải dựa trên nhu cầu của người học. Theo Người, giáo dục phải căn cứ vào "trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng"[2]. . Để đạt được  kết quả tốt trong giáo dục thì người dạy phải căn cứ vào đối tượng giáo dục chính là người học. Trường Đại Học Thủy Lợi đào tạo sinh viên kỹ thuật, sinh viên thuộc ngành khoa học tự nhiên, do đó việc giáo dục môn lý luận chính trị cần ngắn gọn, mô hình hóa để sinh viên dễ hiểu, đồng thời chú ý rèn luyện phương pháp tư duy cho người học.. Để thực hiện tốt phương pháp dạy học hiện đại, người giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị công phu. Mặt khác giáo viên phải có năng lực và lòng nhiệt tình cao, quan trọng là họ phải có kinh nghiệm giảng dạy mới thành công được. Vì cần quán triệt phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh cụ thể là khi lựa chọn phương pháp giảng dạy phải đảm bảo sự hài hoà giữa điều kiện giảng dạy và đối tượng giảng dạy để đạt kết quả tốt trong quá trình giáo dục.

 

 

Thứ ba: Tạo môi trường để người học chủ động tham gia phát biểu ý kiến và tăng cường đàm thoại trong quá trình giảng dạy.

 

 

Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không được nói gàn, nói vòng quanh" [3] Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Từ đó, Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tôn trọng ý kiến người khác, không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình. Xây dựng môi trường dân chủ, bình đẳng, đối thoại trong giáo dục là cần thiết, song Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, trò phải kính trọng thầy, thầy phải tôn trọng trò chứ không phải là "cá đối bằng đầu".Tác động mạnh nhất của quá trình dân chủ, thẳng thắn, đối thoại trong giáo dục được thực hiện tốt sẽ xóa bỏ tình trạng trì trệ, sức ì tâm lý, tạo lập môi trường học tập bình đẳng, cởi mở. Đây là động lực cho tính tích cực xã hội của con người phát triển và góp phần hoàn thiện nhân cách.

 

 

Thứ tư: Kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục.

 

 

Hồ Chí Minh cho rằng: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”[7]. Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Sự phối hợp chặt chẽ giữa bamôi trường trên sẽ đảm bảo được sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục, thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân có ích cho đất nước.

 

 

Môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh là môi trường trong đó có sự kết hợp đồng đều cả 3 chủ thể giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội. Cả ba chủ thể này tạo nên một cơ chế giáo dục thống nhất, tác động, hỗ trợ cho nhau. Bản chất của sự phối hợp này là đạt được sự thống nhất về yêu cầu giáo dục, khiến cho định hướng đạo đức của giới trẻ được xác lập đúng đắn và vững chắc.

 

 

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hành phúc thì xã hội mới có trật tự và phát triển. Đó là cái nôi trọng trong giáo dục con cái. Sự giáo dục bằng việc khuyên răn, dạy bảo con cái những lời hay, lẽ phải và bằng cả việc làm gương của chính cha mẹ. Gia đình cần phải kết hợp chặt chẽ với nhà trường, vì nhà trường là nơi trang bị những kiến thức văn hóa cơ bản cho sinh viên. Đa phần sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thủy Lợi nói riêng là đối tượng đi học phải sống xã nhà, xa sự quản lí chặt chẽ của gia đình và phải sống tự lập hơn. Do đó, một môi trường giáo dục hợp lý là nhà trường sẽ phải thường xuyên thông tin,liên lạc với gia đình để gia đình các em có thể nắm bắt tình hình học tập rèn luyện của con em mình. Hơn nữa, Với sinh viên trường Đại học thủy lợi, việc nghiên cứu và học tập các môn lí luận chính trị cũng đang góp phần không nhỏ trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho sinh viên, giúp sinh viên nắm vững đường lối chủ trương chính sách của  Đảng và pháp luật của Nhà nước, sống, học tập và làm việc theo pháp luật, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó, sinh viên nâng cao ý thức đạo đức của mình. Bên cạnh môi trường giáo dục gia đình và nhà trường thì môi trường xã hội cũng hết sức quan trọng. Sinh viên khi phải sống xã gia đình thi đồng thời các mối quan hệ xã hội cũng được mở rộng hơn. Một môi trường xã hội lành mạnh là điều kiện cần thiết cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của sinh viên. Xã hội là một môi trường rộng lớn mà ở đó các cá nhân có mối quan hệ giao tiếp với nhau trong học tập, sinh hoạt, thông qua các hoạt động đoàn thể, sinh viên được thâm nhập thực tế, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng.Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là vấn đề then chốt là việc làm hết sức cần thiết trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Thủy lợi nói riêng.

 

 

4. KẾT LUẬN

 

 

Là thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các môn lý luận chính trị, tìm hiểu và vận dụng một số nguyên tắc, phương pháp trong giáo dục của Hồ Chí Minh vào đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường Đại Học nói chung và Đại học Thủy Lợi nói riêng hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đội ngũ các thầy cô giáo phải rèn luyện không ngừng với kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng giáo án điện tử có chất lượng cao, liên tục cập nhật thông tin vào bài giảng. Nhờ đó mỗi tiết học mới thực sự làm cho các em hứng thú và tạo ra sự thay đổi trong  nếp nghĩ của người học về các môn học lý luận chính trị vẫn bị coi là những môn học khô cứng, trừu tượng và khó hiểu. Cuối cùng để một tiết học thành công, người giáo viên cần phải tự nâng cao trình độ, phải đọc nhiều, hiểu sâu để có một phông rộng và kiến thức cập nhật, minh hoạ  vào bài giảng, có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tốt, để một giờ học để lại cho sinh viên những ấn tượng tốt đẹp và  dễ tiếp thu.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

[1].   GS.TS. Hoàng Chí Bảo( 2002), phương pháp Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 

 

 

[2].   Hồ Chí Minh toàn tập ( 1996), tập 5, NXB chính trị quốc Gia Hà Nội, tr. 206. 

 

 

Các tin khác