12/5/2014 11:02:00 AM
Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Lê Văn Thơi
Trường Đại học Thủy Lợi. Email: levanthoi@wru.edu.vn

 

 


1. GIỚI THIỆU CHUNG

 

 

Thực hiện chủ trương xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đời sống kinh tế của đại bộ phận dân cư không ngừng được cải thiện. Song cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của xã hội cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề nhức nhối: sự xuống cấp của tư tưởng, lối sống, giá trị đạo đức, nhân văn, các tệ nạn gia tăng…Tình trạng vi phạm pháp luật diễn đang diễn ra trong hầu hết các mặt hoạt động của xã hội có chiều hướng tăng lên. Nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ trẻ, nắm vận mệnh tương lai của đất nước, ngày 20/11/2009,  Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg,  Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng  công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” và Kế hoạch số 143/KH-BGDĐT ngày 29/03/2011 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011 của Ngành Giáo dục”.

 

 

Thực hiện chỉ đạo của các cấp quản lý, ngay từ năm học 2011 – 2012, Khoa Lý luận Chính trị trường đại học Thủy lợi đã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-ĐHTL ngày 02/06/2011 của Hiệu trưởng Đại học Thủy lợi đưa môn học Pháp luật đại cương vào giảng dạy cho sinh viên nhà trường.  Giảng dạy môn học được thực hiện theo đề cương, nội dung chương trình của do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Cụ thể, trong hai năm học đầu, môn học được giảng dạy với số tiết là 30, năm học
2013 – 2014, Bộ có điều chỉnh bổ sung thêm nội dung “Luật Phòng chống tham nhũng” và tăng 5 tiết học. Hiện nay,  Bộ môn đang triển khai giảng dạy với kết cấu đề cương và nôi dung môn học như sau:

 

 

TT

 

 

NỘI DUNG

 

 

Số tiết

 

 

1

 

 

Chương mở đầu: Đối tượng và phương pháp của môn học Pháp luật đại cương

 

 

1

 

 

2

 

 

Chương I: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

 

 

5

 

 

3

 

 

Chương II: Những vấn đề cơ bản về pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

 

8

 

 

4

 

 

Chương III: Hệ thống pháp luật

 

 

1

 

 

5

 

 

Chương IV: Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước)

 

 

2

 

 

6

 

 

Chương V: Ngành luật Hành chính

 

 

4

 

 

7

 

 

Chương VI: Ngành luật Dân sự

 

 

4

 

 

8

 

 

Chương VII: Ngành luật Hình sự

 

 

8

 

 

9

 

 

Kiểm tra 2 bài quá trình mỗi bài 1 tiết

 

 

2

 

 

 

Tổng số tiết

 

 

35

 

 

Môn học Pháp luật đại cương theo quy định pháp lý  hiện nay  chỉ dạy lý thuyết theo học chế đào tạo tín chỉ, số sinh viên biên chế mỗi nhóm từ 150 đến 200, trong đó phổ biến là các nhóm có 180 sinh/nhóm.

 

 

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

 

- Phương pháp khảo sát thực tiễn công tác giảng dạy môn học.

 

 

- Phân tích dữ liệu thực tế công tác giảng dạy tại cơ sở đào tạo Hà Nội, Đại học Thủy Lợi.

 

 

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

 

3.1. Khảo sát nghiên cứu khái quát thực trạng dạy và học môn Pháp luật đại cương từ khóa 50 đến 55 tại cơ sở đào tạo Hà nội, trường đại học Thủy Lợi

 

 

- Khái quát thực trạng dạy.

 

 

- Khái quát thực trạng học.

 

 


3. 2. Nghiên cứu kết quả và những tồn tại sau ba năm triển khai giảng dạy và học tập môn Pháp luật đại cương tại cơ sở đào tạo Hà Nội

 

 

- Khảo sát kết quả học tập môn học của sinh viên từ khóa 50 đến 55 tại cơ sở đào tạo Hà Nội.

 

 


Bảng thống kê kết quả học tập môn Pháp luật đại cương

 

 


TT

 

 

Khóa

 

 

Xếp hạng điểm (%)

 

 

Ghi chú

 

 

A

 

 

B

 

 

C

 

 

D+

 

 

D

 

 

F+

 

 

F

 

 

Chưa học

 

 

1

 

 

50

 

 

0,69

 

 

24,31

 

 

31,25

 

 

15,28

 

 

11,81

 

 

9,72

 

 

6,94

 

 

115

 

 

 

2

 

 

51

 

 

0,09

 

 

11,31

 

 

46,09

 

 

15,17

 

 

15,55

 

 

6,22

 

 

5,56

 

 

122

 

 

 

3

 

 

52

 

 

0,09

 

 

17,8

 

 

54,95

 

 

11,17

 

 

7,56

 

 

1,62

 

 

5,67

 

 

5,76%

 

 

Cấm thi

 

 

4

 

 

53

 

 

1,32

 

 

23,3

 

 

46,34

 

 

10,58

 

 

12,72

 

 

3,92

 

 

1,83

 

 

78

 

 

 

5

 

 

54

 

 

0,05

 

 

4,4

 

 

40,8

 

 

19,84

 

 

26,06

 

 

6,88

 

 

1,97

 

 

70

 

 

 

 


Qua bảng xếp hạng trên ta thấy số sinh viên thi qua lần đầu đạt tỷ lệ từ 65 – 80%. Nếu lấy mốc điểm D+ thì K50 đạt 71,53%, K51 đạt 72,66%, K52 đạt 80,01%, K53 đạt 81,54%, K54 đạt 65,09%. Kết quả đạt được tương đối ổn định. Tuy nhiên, qua bảng xếp hạng trên ta thấy tỷ lệ sinh viên toàn trường đạt điểm A quá  thấp, điển hình như K54 đạt 0,05%, K52 đạt 0,09%. Tỷ lệ sinh viên đạt cao chủ yếu tập trung ở nhóm điểm C và D+, nếu tính từ hạng D trở xuống thì có khóa vẫn còn cao (K54 khoảng 34%). Điều này khiến ta phải rà soát, xem xét tổng thể các giải pháp để nâng cao chất lượng học tập.

 

 

- Công tác quản lý giảng dạy, đào tạo môn học dần đi vào nền nếp, ổn định.

 

 

- Báo cáo nghiên cứu xem xét đề cập những tồn tại khó khăn trong giảng dạy và học tập môn Pháp luật dại cương tại trường như: chưa có giáo trình môn học chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đề cương, nội dung môn học chưa ổn định, ý thức tham gia học tập của sinh viên, khó khăn trong quản lý sinh viên…..

 

 

3.3. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Pháp luật đại cương cho sinh viên Đại học Thủy Lợi.

 

 

- Sinh viên cần xác định động cơ, ý thức, thái độ học tập tự giác, nghiêm túc đối với môn học.

 

 

-  Xây dựng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ cán bộ giảng dạy.

 

 

- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập của sinh viên (chỉ đề cập tới giáo trình)

 

 

- Đổi mới phương pháp giảng dạy: kết hợp lý luận với thực tiễn, tổ chức các buổi ngoại khóa cho sinh viên, mời chuyên gia pháp luật nói chuyện một số chuyên đề về luật pháp…

 

 

- Tăng cường công tác quản lý giáo dục
đào tạo

 

 

- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Pháp luật đại cương: cử giảng viên tham gia các khóa đào tạo chuyên đề ngắn hạn, cử giảng viên trẻ đi đào tạo văn bằng hai về pháp luật…

 

 

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

 

4.1. Kết luận

 

 

Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục môn Pháp luật đại cương trong nhà trường cho sinh viên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, cần sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp quản lý giáo dục, cần sự góp sức của toàn thể cán bộ giảng dạy, cán bộ phục vụ. Trong đó nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của hai chủ thể căn bản là thày và trò. Thày nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy, quản lý, trò nêu cao tinh thần tự giác, tự học, trách nhiệm học tập của bản thân.

 

 

4.2. Kiến nghị

 

 

- Sỹ số  sinh viên biên chế trong nhóm lý thuyết cao chưa phù hợp với ý thức học tập của sinh viên năm đầu trong điều kiện học ở Việt Nam. Để bố trí biên chế bao nhiêu trong một nhóm lý thuyết là phù hợp cần phải có nghiên cứu đánh giá khoa học.

 

 

- Tăng cường cơ sở vật chất cho lớp học lý thuyết trong điều kiện lớp có sỹ số sinh viên đông và thời tiết qua nóng những ngày hè.

 

 

- Bộ Giáo dục & Đào tạo cần sớm chuẩn hóa đề cương, nội dung môn học, đề cương bài giảng,  giáo trình môn học để tránh gây lúng túng cho các trường đại học trong xác định nội dung, giáo trình môn học…

 

 

- Có chính sách hỗ trợ hỗ trợ hợp lý, khuyến khích giảng viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, văn bằng hai đối nhằm chuẩn hóa đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy môn học.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

[1]    Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 11 năm 2010.

 

 

[2]    Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về Đổi mới căn bản giáo dục đào tạo.

 

 

[3]    Quyết định Ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 của ngành giáo dục, Số 792/QĐ-BGDĐT, ngày 7 tháng 3 năm 2014.

 

 

[4]    ThS Nguyễn Văn Công,  trường đại học Thủy lợi, Hai năm thực hiện trở lại môn học Pháp luật đại cương, Báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học của khoa Lý luận chính trị tháng 10 năm 2013:

 

 

[5]    TS Nguyễn Hợp Toàn, trường đại học Kinh tế Quốc dân., Vị trí, nội dung, phương pháp giảng dạy môn Pháp luật đại cương, Báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học của khoa Lý luận chính trị tháng 10 năm 2013:

 

 

Các tin khác