11. PHÂN TÍCH UỐN PHI TUYẾN CỦA KẾT CẤU DẦM TIMOSHENKO KÍCH THƯỚC MICRO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN
Trang 33 |  PDF (Size KB)
Đặng Ngọc Duyên1, 2, Lê Công Ích3
1 Trường Đại học Thủy lợi
2 Học viện Khoa học và Công nghệ, email: [email protected]
3 Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
 
GIỚI THIỆU
 
Kết cấu khung, dầm với kích thước micro được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống vi cơ điện tử (Micro Electro Mechanical Systems, viết tắt là MEMS) [1]. Do kích thước nhỏ và phải chịu các tải trọng phức tạp khi làm việc, các kết cấu này thường có tỉ lệ độ võng so với kích thước của chúng là khá lớn, nên yếu tố phi tuyến hình học cần được đưa vào tính toán trong bài toán phân tích khung, dầm kích thước micro. Trong các nghiên cứu ban đầu, các tác giả đã sử dụng các lý thuyết dầm cổ điển để mô hình hóa kết cấu khung, dầm micro, tuy nhiên ảnh hưởng của hiệu ứng kích thước nhỏ đã bị bỏ qua [2, 3]. Bài toán uốn phi tuyến của dầm micro kể đến kích thước nhỏ chịu tải trọng phân bố và tải trọng tập trung được nghiên cứu ở đây. Lý thuyết dầm Timoshenko và phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) được sử dụng kết hợp với phương pháp lặp Newton-Raphson. Nhằm tránh hiện tượng “shear-locking”, các hàm nội suy là các đa thức bậc ba và bậc hai phụ thuộc lẫn nhau được sử dụng cho các chuyển vị ngang và góc quay của mặt cắt ngang tương ứng trong phần tử theo các giá trị tại nút phần tử [4]. Lý thuyết ứng suất cặp sửa đổi (Modified Couple Stress Theory MCST) được sử dụng để tính tới hiệu ứng kích thước nhỏ [5].