3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LƯU BIẾN CỦA NƯỚC BỌT
Trang 9 |  PDF (Size KB)
Nguyễn Ngọc Minh
Trường Đại học Thủy lợi, email: [email protected]
 
1. GIỚI THIỆU CHUNG
 
Nước bọt là một chất lỏng sinh học đặc biệt được sản xuất bởi các tuyến nước bọt khác nhau. Nó bao gồm khoảng 99% nước, 1% protein và muối [1]. Nước bọt rất quan trọng trong việc bảo tồn và duy trì sức khỏe răng miệng, tuy nhiên nó lại ít được chú ý cho đến khi số lượng hoặc chất lượng bị giảm sút. Chẳng hạn như, khi bị căng thẳng tinh thần tổng nồng độ protein trong nước bọt sẽ tăng và nồng độ cortisol thay đổi [2]. Độ nhớt là một đặc tính lưu biến của dịch nước bọt, có liên quan đến hàm lượng glycoprotein của nó. Đặc tính nhớt đàn hồi rất cần thiết cho việc bôi trơn và tạo ẩm, do đó mang lại sự toàn vẹn cho niêm mạc miệng [1]. Do vậy việc nghiên cứu các đặc tính lưu biến (rheology) của nước bọt là cần thiết để góp phần đưa ra các giải pháp khi điều trị các bệnh răng miệng. Trong nghiên cứu này, một số thông số lưu biến của nước bọt như độ nhớt và mô đun đàn hồi sẽ được khảo sát sử dụng máy đo lưu biến trượt (rheometer) và máy đo lưu biến dãn CaBER (capillary breakup extensional rheometer).