8. KHẢO SÁT DÒNG CHẤT LỎNG TRÊN TƯỜNG PHẰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PIV
Trang 24 |  PDF (Size KB)
Nguyễn Anh Tuấn

 

KHẢO SÁT DÒNG CHẤT LỎNG TRÊN TƯỜNG PHẰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PIV

 Nguyễn Anh Tuấn

Trường Đại học Thuỷ lợi, email: [email protected]

 

 1. GIỚI THIỆU CHUNG

 

Phương pháp đo trường vận tốc dòng chảy bằng hình ảnh hạt (PIV) xuất hiện cách đây gần 30 năm và kể từ đó đã trở thành một kỹ thuật đo lường thiết yếu trong cơ học chất lỏng trong các phòng thí nghiệm ở cả viện nghiên cứu và trong công nghiệp. Những công bố liên quan đến PIV đã đại diện cho khoảng một nửa tổng số bài báo được trình bày trong Hội nghị chuyên đề quốc tế Lisbon về các ứng dụng của laser trong kỹ thuật cơ học chất lỏng được tổ chức từ năm 2000. Thành công này, được thúc đẩy bởi sự tiến bộ trong công nghệ laser cũng như công nghệ điện tử ghi hình ảnh, có thể được giải thích bằng số lượng lớn thông tin có thể được ghi lại ngay tức thời và đồng thời so với các phép đo khác kỹ thuật. Nó cũng liên quan đến sự phát triển của một số hệ thống thương mại đã làm cho kỹ thuật này dễ dàng phổ biến trên toàn thế giới cho rất nhiều ứng dụng khác nhau, từ quy mô vi lỏng (~ vài trăm micron) đến trường dòng lớn (~ 1 m) trong đường hầm gió.

  

Mặc dù PIV dựa trên một nguyên tắc đơn giản, nhưng cần cẩn thận trong việc triển khai thực tế để có được một phép đo đáng tin cậy và giảm sai số. Giá trị chính của kỹ thuật PIV là khả năng đo nhiều vận tốc tức thời không chỉ tại một điểm mà trên toàn bộ mặt phẳng đồng thời: cả hình ảnh hóa và định lượng cấu trúc 2D đều có sẵn. Điều này, cùng với những tiến bộ trong máy tính và công cụ hình ảnh số hoá, tạo nên sự thành công của nó trong hơn hai thập niên qua.