7. NGHIÊN CỨU QUAN TRẮC THẤM DƯỚI NỀN ĐẬP ĐỊNH BÌNH VÀ SỬ DỤNG SỐ LIỆU TRONG ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH ĐẬP
Trang 21 |  PDF (Size KB)
Nguyễn Phương Dung

NGHIÊN CỨU QUAN TRẮC THẤM DƯỚI NỀN ĐẬP ĐỊNH BÌNH

VÀ SỬ DỤNG SỐ LIỆU TRONG ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH ĐẬP

 

Nguyễn Phương Dung

Trường Đại học Thủy lợi, email: [email protected]

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Trong thiết kếcông trình thủy, đã tính toán các hạng mục đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn kỹthuật. Tuy nhiên thực tếlàm việc có thểxảy ra các tình huống bất thường ngoài tính toán. Các tình huống này có thểdo các nguyên nhân chủquan (chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý) hay khách quan (bão lũ, động đất…), nhưng đều có thể dẫn đến sựcố, gây mất an toàn cho công trình. Vì vậy cần thiết phải tiến hành công tác quan trắc đểkiểm soát an toàn của công trình. Hệ thống kiểm soát an toàn đập, theo đó có nhiệm vụ quan trắc, theo dõi trạng thái làm việc thực tếcủa đập bắt đầu từthời điểm đưa công trình vào vận hành và kịp thời ghi nhận sựsai lệch chế độ làm việc của đập so với thiết kế để đưa ra các quyết định trong vận hành nhằm đảm bảo an toàn đập và phục vụkhai thác công trình theo thiết kế[1].

 

Tại đầu mối Định Bình, các thành phần quan trắc đập bê tông gồm: (1) chuyển vị, (2) trạng thái ứng suất biến dạng, (3) ứng suất nhiệt, (4) áp lực thấm và lưu lượng thấm, (5) khí tượng thủy văn, dòng chảy, (6) địa chấn [2]. Trong nghiên cứu này sẽtập trung làm rõ các thông sốquan trắc thấm và sửdụng chúng đểtính toán các chỉ số giám sát trạng thái thấm qua đập Định Bình, từ đó có căn cứđánh giá ổn định đập bê tông này.

 

Xem thêm…