MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Trang xxvii |  PDF (Size KB)
PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn

 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
 
PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn
Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Biển & Hải đảo Việt Nam,
 

1. TẠI SAO PHẢI QUẢN LÝ TỔNG HỢP

 
Việt Nam có hơn 3000 km chiều dài bờ biển, với diện tích gấp khoảng ba lần đất liền, có nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
 
Trong những năm qua, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do tài nguyên biển và hải đảo chủ yếu đang được quản lý theo ngành, lĩnh vực nên việc khai thác, sử dụng tài nguyên chưa dựa trên việc phân tích các chức năng của mỗi vùng biển một cách tổng thể; còn thiếu sự gắn kết, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên trên cùng một vùng biển. Mặt khác, các hoạt động trên biển có mối liên hệ, tác động nhất định đến nhau, cùng với tính chất liên thông của biển thì trong một số trường hợp, quản lý theo ngành, lĩnh vực với đặc điểm luôn tối đa hóa lợi ích của ngành, lĩnh vực mình mà không xem xét vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo một cách tổng thể đã làm hạn chế sự phát triển chung, thiếu sự hài hòa lợi ích của các ngành, lĩnh vực; làm suy thoái nhiều loại tài nguyên, nhất là tài nguyên tái tạo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có chiều hướng gia tăng; nhiều hệ sinh thái biển và hải đảo quan trọng đã bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản.

 

Xem thêm…