4. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN HÌNH THÁI CỬA ĐẠI - SÔNG TRÀ KHÚC VÀ CỬA LỞ - SÔNG VỆ, QUẢNG NGÃI THEO THỜI ĐOẠN DÀI HẠN BẰNG ẢNH VỆ TINH
Trang 12 |  PDF (Size KB)
Võ Công Hoang, Lê Xuân Bảo, Hitoshi Tanaka

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN HÌNH THÁI CỬA ĐẠI - SÔNG TRÀ KHÚC

VÀ CỬA LỞ - SÔNG VỆ, QUẢNG NGÃI

THEO THỜI ĐOẠN DÀI HẠN BẰNG ẢNH VỆ TINH

 

Võ Công Hoang1, Lê Xuân Bảo2, Hitoshi Tanaka3

1Đại học Thủy lợi - Phân hiệu Miền Nam; e-mail: [email protected]

2Viện Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi

3Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Đại học Tohoku, Nhật Bản

1. GIỚI THIỆU CHUNG

 

Sông Trà Khúc chảy qua thành phố Quảng Ngãi và đổ ra biển qua cửa sông Cửa Đại hay còn gọi là Cửa Đại Cổ Lũy. Cách cửa sông này khoảng 5km v phía Nam và 10km v phía bắc lần lượt là các cửa sông Cửa Lở (sông Vệ) và Cửa Sa Kỳ. Thông qua các nhánh sông và đầm phá dọc bờ biển, các cửa sông này được kết nối và trao đổi nước lẫn nhau nên diễn biến hình thái có thể có sự tương tác lẫn nhau. Trong khoảng 10 năm gần đây Cửa Đại cũng như Cửa Lở thường xuyên bị bồi lấp trong khi các bờ biển lân cận bị xói lở nghiêm trọng. Tùng, 2006 sử dụng số liệu quan trắc lòng sông, dòng chảy kết hợp với ảnh vệ tinh để phân tích diễn biến hình thái cửa sông này từ 1995 đến 2005. Sóng và dòng triu gây hẹp cửa trong mùa khô trong khi đó dòng chảy lũ mở rộng và duy trì cửa trong các tháng mùa mưa. Bên cạnh đó, Nghị và nnk, 2014 thông qua mô hình toán đã đ xuất nhiu giải pháp công trình nhằm chỉnh trị Cửa Đại. Việc sử dụng ảnh Landsat trong nghiên cứu diễn biến hình thái cửa sông tương đối có hiệu quả, ví dụ như nghiên cứu Hoang và nnk, 2016a, b

 

Xem thêm...