PHÂN
TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC HÚT DÍNH ĐẾN HỆ SỐ
ỔN
ĐỊNH MÁI ĐÊ TẢ ĐUỐNG HÀ NỘI
Nguyễn
Công Thắng
Trường
Đại học Thủy lợi, email: thangnc@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Tuyến
đê tả Đuống trên địa bàn Hà Nội có điểm đầu tại cửa Đuống, K0+000, đi qua địa bàn
02 huyện: Đông Anh và Gia Lâm đến điểm cuối tại
K22+459 tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh. Trên đoạn đê có các
trọng điểm trong công tác phòng chống lụt bão như: Khu vực đê, kè, cống Xuân
Canh - Long Tửu (K0÷K2+000); Khu vực đê kè Thanh Am - Tình Quang
(K8+212÷K9+200); Khu vực sự cố tại Trung Mầu (K22-K22+210). Báo cáo của Chi cục
đê điều Hà Nội về diễn biến
của đoạn đê từ K0÷K2 cho thấy: ngày 21/11/2006 xảy ra sự cố nứt, trượt mái đê, mái
kè dài khoảng 115m tương ứng từ K1+650÷K1+765; đỉnh cung nứt, trượt (+11,70m);
toàn bộ mái đê, mái kè đã bị sụt, trượt xuống, có vị trí chênh cao đến
2,64m; Ảnh hưởng do mưa úng lịch sử cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008, xảy ra
sự cố nứt, trượt mái kè tại K1+320; Ngày 28/11/2012, đã xảy ra sự cố sạt lở lớn,
nghiêm trọng tại K1÷K1+036; Ngày 24/6/2013 xảy ra sự cố lún sụt nghiêm trọng tại
K1+250: mái kè bị lún sụt và đẩy xuống phía chân kè, hệ thống khung BTCT đứt
gãy hoàn toàn. Sau lũ 2013 tại khu vực K1+055÷K1+080 xuất hiện sự cố trượt mái
đê phía sông, đỉnh cung trượt (+11,55m); mái đê, đã bị sụt, trượt xuống, có vị
trí chênh cao đến 0,70m.
Xem thêm...